Có bao giờ bạn mơ đến việc được bay lượn trên bầu trời?

Nếu có thì bạn không phải là người duy nhất, mơ ước được bay lượn là một mong ước khá phổ thông và nó có nghĩa là bạn đang ở trong một trạng thái đặc biệt, bạn đang mong muốn cảm nhận và tận hưởng sức mạnh của sự tự do.

Nhưng bạn không cần phải chìm vào giấc mộng để có thể biến điều đó thành sự thật. Tuy nhiên chúng ta không xét đến việc bay bằng máy bay hay khinh khí cầu, chúng ta đang nói đến dù lượn – phương tiện bay siêu nhẹ không sử dụng động cơ. Có thể nói dù lượn là phương tiện bay đơn giản nhất cho đến nay mà con người đã chế tạo ra. Chỉ cần sử dụng những dòng khí trong bầu khí quyển và thay đổi đường lượn của dù chúng ta có thể đưa bản thân mình lên đến độ cao 8000m. Bạn sẽ không thể tượng tượng được cảm giác khoan khoái khi được tận mắt ngắm cảnh vật xung quang trong một không khí vô cùng thanh bình. Với độ gọn nhẹ của mình (10-15kg cho một bộ thiết bị bay) bạn hoàn toàn có thể đem theo dù trong các chuyến du lịch của mình.

Điểm ưu việt của Dù lượn so với các phương tiện bay không động cơ khác là vận tốc bay của nó tương đối chậm nên dễ dàng hơn trong việc học và bay. Dù lượn Bạn có thể nghĩ Dù lượn có thể giống như dù nhảy nhưng thực ra bản chất của 2 loại dù này là khác nhau. Với dù lượn bạn sẽ bung dù ngay từ khi còn ở mặt đất sau đó tận dụng những dòng không khí để bay lên cao trong khi đó khi chơi dù nhảy bạn cần phải nhảy ra từ một độ cao lớn sau đó dù bung ra dưới sức nặng của người chơi và làm cho quá trình rơi trở nên chậm hơn.

Theo dòng lịch sử

Năm 1954, Walter Neumark có ý tưởng khi cho rằng có thể cất cánh bằng chân khi chạy trên một con dốc với một cánh bằng vải. Sau đó một vài vận động viên leo núi đã dùng cách này để lao xuống núi cho nhanh thay vì leo xuống tại dãy núi Alps, Thụy Sĩ.

Năm 1961, Pierre Lemoigne – một kỹ sư pháp cải tiến chiếc dù của lính dù (para-commander) bằng cách cắt bớt một phần phía trước và bên hông của một dù tròn, và có thể kéo lên cao nhờ dây thừng, ngày nay được gọi là dù kéo (parasailing)

Năm 1964, Domina Jalbert – một người Mỹ phát minh ra chiếc dù vuông thể thao mà ngày nay các vận động viên môn rơi tự do vẫn dùng, cấu tạo gồm những xoang khí khi may hở phần trước và đóng phần sau của 2 lớp dù với các vách ngăn. Khi bay dù căng lên giữ biên dạng cho cánh dù tương tự như biên dạng cánh máy bay, được gọi là dù vuông thể thao "parafoil", các loại dù sau này dùng phương pháp bơm căng bằng không khí như vậy gọi là loại dù "ram air"

Trong cùng thời gian đó (1965), David Barish người Mỹ lại nghiên cứu và phát triển một dạng cánh dù (loại sail-wing) cho phép tàu con thoi của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA có thể đáp xuống mặt đất đúng điểm, sau đó ông áp dụng cho việc lượn cặp theo dốc cho môn trượt tuyết nhưng không gặt hái thành công.

Tháng 6 năm 1978, Jean-Claude Bétemps, André Bohn và Gérard Bosson – 3 người Pháp, lấy cảm hứng từ cuốn sách do Dan Poynter viết về sail-wings, đã may một loại dù mới dễ dàng bơm căng khí khi chạy theo một triền đồi. Thử nghiệm bởi Bétemps khi cất cánh tại Pointe du Pertuiset, Mieussy, Pháp thì chỉ bay được 100m. Nhưng sau đó Bohn thử nghiệm lại thì bay được 1000 m, môn Dù lượn từ đó chính thức ra đời.

Kể từ những năm đầu của thập niên 80, các tiến bộ về vật liệu, công nghệ và tính toán đã làm cho dù lượn dần dần thu hút được rất nhiều người quan tâm và tham gia. Giải vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Kossen, Áo năm 1989.

Cánh dù cải tiến từ dù tròn đầu tiên

Cánh dù lượn có khoang gió đầu tiên

Cánh dù lượn có khoang gió đầu tiên

Khóa học bay dù

Quá trình đào tạo của VNAA được phân ra làm 5 cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ có các yêu cầu về lý thuyết, kỹ thuật và kinh nghiệm thực hành mà học viên phải tự hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu mà VNAA đưa ra.